Sau khi đã mua thực phẩm về, trước khi nấu nướng, để đảm bảo an toàn bạn cần đảm bảo rửa sạch rau củ vì thực phẩm được mua ngoài chợ rất bẩn. Không những chúng mang nhiều đất cát mà ngày nay còn có một lượng lớn thực phẩm, đặc biệt là rau củ thường được sử dụng hóa chất cho nhanh lớn.
Các nhà khoa học đã khẳng định bằng cảm quan rất khó có thể nhận biết được rau nào là rau an toàn, rau nào là rau không an toàn. Kinh nghiệm của các nhà nội trợ cho rằng rau có màu xanh đậm là rau nhiễm độc nitrat… những ý kiến trên không phải lúc nào cũng đúng.
Các dư lượng thuốc chứa trong rau như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kim loại nặng đều không thể thấy rõ bằng mắt mà phải kiểm tra bằng các thiết bị phân tích kỹ thuật cao. Lời khuyên cho người tiêu dùng là nên mua rau ở những nơi cung cấp uy tín, hàng hóa đã được tuyển lựa trước như trong siêu thị, chọn thực phẩm tươi mới, không bị dập nát.
Mua rau quả về ngâm rửa sạch: đầu tiên là nhặt lá vàng úa, cắt rễ, rửa sơ đất cát bùn dính, sau đó nên ngâm rau quả trong nước sạch (hoặc nước muối loãng, nước pha ít thuốc tím, nước rửa rau quả…) khoảng 20 – 30 phút, tiếp tục rửa lại nhiều lần đến khi nước trong. Rửa rau lá dưới vòi nước chảy là tốt nhất.
Trong giai đoạn dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm và dịch tả đang lan tràn hiện nay, tốt nhất là nên ăn chín, nấu sôi để tăng độ an toàn khi ăn rau các loại.
Cách rửa rau an toàn
Một số người thường rửa rau qua loa, nhưng cũng có người rửa rau quá kỹ. Theo các chuyên gia, nếu bạn rửa rau không đúng cách, thì kể cả bạn rửa rau qua ba nước cũng chưa chắc rau đã được loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… mà mắt thường không nhìn thấy.
Rau có nguy cơ nhiễm bẩn từ các nguồn khác nhau ví dụ rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá,…nên nguy cơ nhiễm độc vẫn là rất cao kể cả rau sau khi đã được nấu nướng. Nên bạn cần bỏ ngay quan niệm cho rằng rửa rau chỉ cần qua loa, nấu kỹ là được.
Hoặc không những vậy, nhiều người còn có biện pháp chần qua rau và cho rằng nó là an toàn. Nhưng thực tế, rau được chần qua vẫn còn rất nhiều vi khuẩn – những mối nguy hại rình rập đến sức khỏe bạn. Không những vậy, biện pháp đó còn làm bay hơi mất các Vitamin cần thiết và chất giúp phòng ngừa ung thư có trong rau.
Ngoài ra, một hiện tượng thường thấy đó là các bạn đã quá cẩn thận, quá sạch sẽ đến nỗi ngâm rau trong nước muối qua một ngày trước khi nấu. Việc làm này không những tốn thời gian mà còn làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất có trong rau củ quả. Các bạn cũng không nên cắt nhỏ rau rồi rửa vì nó sẽ làm thất thoát một lượng lớn vitamin có trong rau.
Sau khi đưa ra một số lỗi hay gặp trong quá trình cố gắng làm sạch rau của các bà nội trợ, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến đã tổng hợp được để giúp các bạn nắm được bí quyết rửa rau hiệu quả nhất:
Theo các chuyên gia, rau ăn được chia làm 4 loại: Lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.
Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách li thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày vì rau vẫn đảm bảo được độ tươi ngon mà vẫn có thời gian để thuốc phân hủy.Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất, bạn chỉ cần rửa hoa dưới vòi nước là được.
Cho dù rau được trồng từ khu vườn của nhà bạn, hay mua ngoài thị trường, hoặc các cửa hàng trái cây và rau quả , thì chúng đều cần được rửa sạch trước khi ăn.
Sử dụng nước máy sạch để rửa
Đối với các sản phẩm có bề mặt vỏ ngoài cứng cáp như là cà rốt, khoai tây, dưa hấu, bí thì có thể dùng bàn chải cọ rửa
Luôn luôn rửa trái cây trước khi ăn ngay cả đối với những loại không ăn vỏ chẳng hạn như bí, dưa hấu, cam. Vi khuẩn trên bề mặt bên ngoài có thể sẽ bị dính vào phần ruột ở bên trongkhi chúng ta cắt hoặc lột vỏ
Loại bỏ các lá xung quanh hoặc là các lá bên ngoài đối với các loại rau lá và rửa sản phẩm cẩn thận bằng nước sinh hoạt đảm bảo các chất bẩn đã được rửa sạch.
Có nên dùng muối hay dấm để rửa rau và trái cây?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng đối với việc rửa sạch rau và trái cây , so với nước sinh hoạt (nước mày dùng để uống được) thì dấm không có tác dụng bằng, thậm chí còn để lại các chất tồn dư khác trên sản phẩm. Vì vậy, mà chỉ cần sử dụng một lượng nước sinh hoạt (nước máy uống được) vừa đủ để rửa bẩn và vi khuẩn bám dính trên đó. Đối với các loại rau rậm rạp như là súp lơ thì chúng ta có thể ngâm chúng vào nước muối trước khi rửa đề phòng trường hợp là có côn trùng trong các kẽ.
Để an toàn nên lựa chọn thực phẩm ở những nơi cung cấp uy tín.